CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

 

Chất lượng không khí trong nhà

        Chất lượng không khí trong nhà ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như khả năng làm việc của con người và đại dịch covid 19 đã cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của không khí trong nhà bởi con người dành tới 70% thời gian để sinh hoạt, làm việc trong nhà. Tuy nhiên chất lượng không khí trong nhà đang ngày càng giảm sút do bị ảnh hưởng bởi tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa. Các chất gây ô nhiễm trong nhà rất đa dạng bao gồm cả các vật liệu hạt (PM), các tác nhân sinh học (nấm mốc, vi khuẩn…), các chất ô nhiễm hữu cơ (VOCs, formandehyt, PAHs, PCBs…) và các chất ô nhiễm vô cơ như (Amiang, Radon, chì, CO, CO2, NOx…). Nồng độ các chất gây ô nhiễm ở trong nhà thường cao hơn so với ngoài trời và đôi khi cao hơn gấp 10 lần.

CO2  là gì? Thực trạng  phát thải khí CO2

      Cacbon dioxide (CO2) là chất khí không màu, không mùi và cũng là một trong những thành phần của bầu khí quyển trái đất. CO2 cũng được biết đến là khí nhà kính và là một trong những chất gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

        Hằng năm, thế giới thải ra hơn 40 tỷ tấn CO2 và tốc độ ngày càng gia tăng, báo động sự nóng lên toàn cầu và gây ra sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt. Đi kèm với đó là sự gia tăng mật độ CO2 trung bình trong môi trường xung quanh.  Mật độ CO2 trung bình trước thời đại công nghiệp là 280ppm, tới năm 2009 thì mật độ này là 387ppm, vào năm 2015 là khoảng 400ppm (Trung tâm phân tích thông tin CarconDioxide 2015) và hiện tại là khoảng 410ppm (Viện Scripps of Oceanography).

                     

                      Trái đất đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nồng độ CO2 trong nhà

        Với môi trường không khí trong nhà thì khí CO2 thường được phát thải chủ yếu từ: con người, các nguồn đốt từ máy sưởi, máy móc thiết bị trong  nhà, khói thuốc lá hay do không khí bên ngoài…Khí CO2 chủ yếu là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của con người và liên tục phát thải vào không gian trong nhà. Nồng độ CO2 trong nhà thường tăng lên tương đối so với môi trường xung quanh ngoài trời do hơi thở ra từ con người chứa nhiều CO2 (khoảng 4%) và thường cao hơn gấp 2-6 lần so với nồng độ CO2 trong không khí xung quanh. Đặc biệt là hầu như hệ thống thông gió không đủ để ngăn chặn sự gia tăng CO2. Đối với những không gian trong nhà thông gió kém thì nồng độ thấp nhất khoảng 700-800 ppm, ở những nơi tập trung đông người thì nồng độ CO2 có thể lên tới 2000-5000 ppm

Tác động của CO2 đến sức khỏe của con người

       Như đã trình bày ở trên thì Cacbondioxit (CO2) là một phần của quá trình thở đối với con người và động vật. Chúng ta hít vào Oxy và thở ra CO2, sau đó thực vật sử dụng cacbon dioxit đó và chuyển hóa nó trở lại thành Oxy. Nó là một loại khí tự nhiên và thường không gây độc với con người. Tuy nhiên nó có thể gây ra một loạt các biến chứng sức khỏe cho con người với mức nồng độ cao.

Theo kết quả nghiên cứu:

                                

                               Con người bị mệt mỏi, mất tập trung khi tiếp xúc lâu dài với nồng độ CO2 cao

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà

      Với thực trạng và tác hại như trên thì cần có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà. Các biện pháp phổ biến đang được áp dụng hiện nay như:

Tuy nhiên, các biện pháp này chưa mang lại nhiều hiệu quả.

Nguồn:

P.N.Bierwirth, PhD (2019), Carbon dioxide toxicity and climate change: a major unapprehended risk for human health, (2)

W.Michael Alberts (1994), Indoor air polllution: NP,NO2,CO and CO2, Journal of Allergy and Clinical Immunology.

J.A.Borger, G.M.de Róa, L.H.R.Meza et al, Spirulina sp.LED-18 culture using efluent from the anaerobic digestion, Brazilian Journal of Chemical engineering, 2013, 30 (2) 277-288

S.Cheunbarn and Y.Peerapornpisal, Cultivation of Spirulina platensis using anaerobically swine wastewater treatment effluent, Int.j.Agric.Biol, 2010, 12 (4) 586-590

 

 

. .